Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Bình Thuận đẩy mạnh phát triển hạ tầng số trong khối cơ quan nhà nước

Đầu tư phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số là mục tiêu, nhiệm vụ được xác định tại Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ủy Bình Thuận (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Hạ tầng số có vai trò quan trọng kết nối dữ liệu, đáp ứng phương thức quản lý thông minh, hạ tầng số được coi là “mạch máu” của Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số của tỉnh, thời gian quan UBND tỉnh đã nổ lực đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng số trong khối các cơ quan nhà nước của tỉnh.

Kết quả đạt được

Đạt 100% cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và cấp xã được trang bị máy tính phục vụ hoạt động chuyên môn; 100% cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã có mạng nội bộ (LAN), kết nối Internet tốc độ cao (tối thiểu 4 Mbps) và kết nối mạng diện rộng (WAN) tỉnh bằng đường truyền số liệu chuyên dùng.

Đầu tư nâng cấp Trung tâm THDL tỉnh: Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số của tỉnh. Xác được vai trò, tầm quan trọng đó, UBND tỉnh đã kịp thời đầu tư nâng cấp Trung tâm THDL tỉnh với giải pháp công nghệ hiện đại và thiết bị tiên tiến như: xây hệ thống theo công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), trang bị các thiết bị chuyển mạch mạng (switch), hệ thống lưu trữ dữ liệu (SAN), thiết bị an toàn bảo mật thông tin (firewall)…đáp ứng khả năng vận hành, xử lý cùng lúc nhiều hệ thống phần mềm ứng dụng dùng chung của tỉnh phục vụ cho các cơ quan đơn vị của tỉnh khai thác sử dụng, và hệ thống có khả năng xử lý ứng dụng dữ liệu lớn (big data).

Kết nối mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) đến cấp xã: mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước là hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, được sử dụng trong hoạt động truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Tại tỉnh Bình Thuận, mạng TSLCD được xác định là hệ thống mạng dùng để kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu, triển khai các ứng dụng dùng chung của tỉnh đến tất cả các cơ quan đơn vị nhà nước của tỉnh. Để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, năm 2022 UBND tỉnh Bình Thuận đã triển khai mở rộng kết nối mạng TSLCD đến 124 đơn vị hành chính cấp xã. Đến nay, đạt 100% cơ quan, đơn vị nhà nước của tỉnh (cấp tỉnh, huyện, cấp xã) kết nối mạng TSLCD, hệ thống được kết nối truyền dẫn thông suốt 02 chiều từ cấp tỉnh đến cấp xã (thông suốt trong nội mạng TSLCD cấp II của tỉnh) và kết nối thông suốt với mạng TSLCD cấp I (cấp Trung ương).

Mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh đến cấp xã: Với mục tiêu giúp các cấp lãnh đạo của tỉnh tổ chức các hội nghị triển khai công tác, chỉ đạo điều hành cũng như triển khai phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước một các nhanh nhất, kịp thời và toàn diện. Năm 2021, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh được đầu tư mở rộng đến 124 xã, phường thị trấn của tỉnh, với tổng số điểm cầu của hệ thống 136 điểm. Hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định, phục vụ tốt cho các cuộc họp trực tuyến 4 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện và cấp xã).

  Xác định để chuyển đổi số thành công thì hạ tầng số phải đi trước một bước, UBND tỉnh giao cho cơ quan chuyên môn Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng số kịp thời, đồng bộ để phục vụ cho chuyển đổi số của tỉnh theo lộ trình mà Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ủy Bình Thuận (khóa XIV) đã đề ra./.

Lê Quang – Trung tâm CNTT&TT Bình Thuận

Lê Quang – Trung tâm CNTT&TT Bình Thuận: Trích nguồn chuyendoiso.binhthuan.gov.vn
Tin khác
1 2 3 4 5  ...