Một số quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quản lý sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm khai thác thủy sản trái phép

(Nguồn: Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP ban hành ngày 12/6/2024
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Bộ Luật hình sự về truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái
phép thủy sản, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2024.)
Điều 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi
phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản
1. Người nào khai thác thủy sản mà vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi
thủy sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
quy định tại Điều 242 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội
phạm.
2. Phương tiện, ngư cụ bị cấm quy định tại điểm a khoản 1
Điều 242 của Bộ luật Hình sự là các phương tiện, ngư cụ quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày
18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ
sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
3. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác thủy sản trong vườn quốc
gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh
quan, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc khai thác trong các khu vực khác có
quy định cấm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm có thời hạn quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác thủy sản
trong khu vực quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày
18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ
sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
5. Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác quy định
tại điểm c khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác loài
thủy sản thuộc Nhóm I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày
04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày
08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật
Thủy sản.
Thủy sản thuộc Nhóm II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày
04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày
08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật
Thủy sản cũng được coi là loài thủy sản bị cấm khai thác nếu việc khai thác
chúng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
6. Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản quy định tại điểm d
khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm suy giảm, gây tổn hại
hoặc mất đi môi trường sống, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực thủy sản còn non
tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy
cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Điều 8. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm khai thác thủy sản
trái phép
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây cản trở hoặc rối loạn
khả năng quản lý, giám sát, điều hành của cơ quan có thẩm quyền nhằm khai thác
thủy sản trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở hoặc gây
rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy
định tại Điều 287 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội
phạm.
1. Tháo gỡ, tàng trữ, vận chuyển từ 02 thiết bị giám sát hành trình của tàu
cá khác trở lên;
2. Xóa, làm tổn hại hoặc
thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ
liệu hoặc gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
Phòng Tư Pháp Thị xã La Gi