Theo đó, Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức hội nghị sáng ngày 26/3/2023 tại Khách
sạn Cà ty.
Đến tham dự
có Bà Trần Thanh Bình- Vụ Phó Vụ Khách sạn- Tổng cục Du lịch và cũng là báo cáo
viên tại Hội nghị, Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chánh Thanh tra Sở
và có khoảng 100 đại biểu là Đại diện Ban Chấp hành Hiệp hội Du lịch, Lãnh đạo
UBND các huyện, thị xã, thành phố. Lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức
Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố. Lãnh đạo và nhân viên
các Ban Quản lý khu, điểm du lịch. Lãnh đạo và trưởng các bộ phận các doanh
nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, Báo Đài...
Luật Du lịch được Quốc hội khóa XIV, kỳ
họp thứ 3, thông qua ngày 19/6/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.Các văn
bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch đã được ban hành gồm:
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP của Chính Phủ quy
định chi tiết một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số 142/2018/NĐ-CP của
Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nghị định số
45/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
du lịch; Thông tư số 13/2019/TT-BVHTTDL về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL đối với các cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành, khu,
điểm du lịch, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, cộng đồng dân cư làm du lịch,
cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước.
Nhận thức
được ý nghĩa và tầm quan trọng của Luật Du lịch đối với công tác quản lý, phát
triển du lịch ở địa phương, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tích cực tham
mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến,
triển khai Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành
Luật Du lịch đến chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, cá nhân hoạt động
kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch và cộng đồng cư dân địa phương nhằm nâng
cao nhận thức về vai trò, vị trí của ngành du lịch, ý thức chấp hành các quy
định của nhà nước, tạo môi trường kinh
doanh lành mạnh, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát
triển du lịch, khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch của tỉnh.
Kể từ khi
Luật Du lịch và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch
được ban hành, đã tạo ra tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất và phù hợp với thể
chế kinh tế thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý
nhà nước về du lịch ở địa phương trên các mặt như: Công tác quy hoạch, thu hút
dự án đầu tư phát triển du lịch; Công tác thông tin xúc tiến du lịch; Công tác
quản lý hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ du lịch như: lưu trú du lịch, lữ
hành, vận chuyển khách du lịch; Công tác thẩm định xếp hạng cơ sở lưu trú du
lịch, cấp Giấy chứng nhận Thuyết minh viên du lịch, cấp Biển hiệu đạt tiêu
chuẩn phục vụ khách du lịch cho các cơ sở mua sắm, ăn uống; Công tác thanh tra,
kiểm tra trong lĩnh vực du lịch; Công tác cải cách thủ tục hành chính, giải
quyết yêu cầu của tổ chức cá nhân trong lĩnh vực du lịch.
Vai trò, vị
trí của du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng nâng lên, thể hiện là
ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh ngày càng rõ nét hơn, góp phần quan trọng
trong việc khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội của Bình Thuận trong những năm qua.
Nhìn chung,
việc quán triệt, phổ biến Luật Du lịch được chú trọng, tạo được sự thống nhất về
cơ bản trong nhận thức ở các cấp, các ngành về tầm quan trọng của Luật Du lịch,
là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh, từ đó
công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực du lịch ngày càng thường
xuyên, chặt chẽ hơn, cụ thể hơn; việc tập huấn, hướng dẫn thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Du lịch giúp các tổ chức, cá nhân hoạt
động du lịch tiếp cận các quy định nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch,
ý thức được trách nhiệm, chấp hành tốt, đầy đủ các quy định pháp luật.
Hàng My