Nâng cao nhận thức, kiến thức cho cán bộ xây dựng nông thôn mới

         Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bình Thuận đã mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ cấp huyện, xã nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức trong xây dựng nông thôn mới. 
         Nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới
         Từ ngày 23-25/11, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bình Thuận đã mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ cấp thôn phụ trách nông thôn mới của 10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.

         Trước đó, từ ngày 9 -12/11, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bình Thuận cũng đã mở lớp tập huấn, bồi dưỡng cho lãnh đạo huyện, xã, phòng, ban và các đồng chí phụ trách nông thôn mới của 10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.
         Ông Ngô Thanh Huy, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Bình Thuận cho biết, mục tiêu mở lớp tập huấn, bồi dưỡng này nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán bộ tham mưu xây dựng NTM các cấp, cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025; phổ biến các nội dung trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời lớp tập huấn cũng là dịp để các cán bộ trao đổi, bàn bạc về kinh nghiệm trong công tác xây dựng NTM ở các địa phương và cơ sở.

         Tại các lớp tập huấn, các đại biểu đã nghe giảng viên tóm tắt Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022,  hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; tổng quan Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và các định hướng phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Bình Thuận; Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM các cấp và việc đánh giá, công nhận và thu hồi NTM giai đoạn 2021-2025; phát triển sản phẩm OCOP và các sản phẩm chủ lực của địa phương; thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; làm bài tập nhóm thực hành tại lớp về hay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
         Kết thúc lớp tâp huấn các đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng NTM đã cập nhật đầy đủ, kịp thời các chỉ đạo mới của Trung ương, của tỉnh liên quan đến công tác xây dựng NTM. Đồng thời, được trang bị kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm trong thực tế xây dựng NTM tại các địa phương, từ đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng NTM.
         Định hướng xây dựng nông thôn mới
         Theo ông Ngô Thanh Huy, các nội dụng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể: Một là, nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế xã hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá.
         Hai là, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền.

         Ba là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, triển khai mạnh mẽ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn…góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững.
         Bốn là, giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo.
         Năm là, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn;
         Sáu là, nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn.
         Bảy là, nâng cao chất lượng môi trường, tăng cường hệ thống cấp nước sạch nông thôn; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn và khôi phục hình ảnh, cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam.
         Tám là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân;  đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, thay đổi tư duy cho lao động nông thôn.
         Chín là, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng NTM; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, thay đổi tư duy của cán bộ các cấp về nông thôn mới.
         Mười là, giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn. Mười một là, tăng cường công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình; Nâng cao năng lực xây dựng NTM; Truyền thông về xây dựng NTM.
         Theo ông Ngô Thanh Huy, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Bình Thuận sẽ phấn đấu có 80% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, tương đương 75 xã. Trong đó, có 30 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Bên cạnh đó, tỉnh có 5/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

                                                 Nguồn: Theo báo nongnghiep.vn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang