Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 ngành Công Thương Bình Thuận
Lượt xem: 947
Sở Công Thương Bình Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 trên lĩnh vực Công Thương, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành góp phần đạt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã đề ra của Bộ Công Thương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Tập trung kiểm soát, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tương ứng với diễn biến, cấp độ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho công chức, viên chức, người lao động của Sở nhằm đạt miễn dịch cộng đồng.

3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngành Công Thương, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp.

4. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 đạt 100% kế hoạch (bao gồm vốn năm trước chuyển sang); trong đó, đến hết quý III/2021 2 tỷ lệ giải ngân đạt trên 60%.

5. Thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh, trật tự tại cơ quan, đơn vị.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tập trung cao độ phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục triển khai Phương án phòng,Tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp tại các nhà máy điện, cơ sở sản xuất công nghiệp, chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh của ngành bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. chống dịch Covid-19. Rà soát đăng ký tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho công chức, viên chức, người lao động của Sở còn lại chưa tiêm đủ 2 mũi theo kế hoạch.

.2. Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương về tổ chức thị trường, lưu thông hàng hóa; chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo áp dụng các biện pháp nhằm bình ổn thị trường, giá cả. 

3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 3192/QĐ-UBND ngày 3 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Thuận, phiên bản 2.0.

- Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 43/KH-SCT ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Sở về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 5039/KHUBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hứớng đến năm 2030 và Kế hoạch số 79/KH-SCT ngày 11 tháng 01 năm 2021 của Sở về việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2021.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương giai đoạn 2021- 2025; Kế hoạch của ngành triển khai thực hiện Kế hoạch số 2992/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số Par Index, Chỉ số PAPI, Chỉ số SIPAS năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025.

4. Triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và rà soát các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh trên lĩnh vực ngành để tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

5. Thực hiện giải ngân vốn đầu tư công đạt 60% kế hoạch được giao đến ngày 30 tháng 9 năm 2021 và đạt 100% kế hoạch được giao đến ngày 31 tháng 01 năm 2022.

6. Tăng cường hỗ trợ kết nối, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu các 4 sản phẩm chủ lực, lợi thế của tỉnh, nhất là mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long và các sản phẩm nông sản khác. Coi trọng khai thác và phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, chủ động kết nối thông tin cung cầu, triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, các chương trình hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi phân phối để tiêu thụ sản phẩm. 

7. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 385/KH-SCT ngày 23 tháng 02 năm 2021 của Sở Công Thương về việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên lĩnh vực Công Thương Bình Thuận năm 2021; công văn số 1791/SCT-VP ngày 16 tháng 7 năm 2021 của Sở về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021 trên lĩnh vực ngành; Kế hoạch số 2094/KH-SCT ngày 24 tháng 8 năm 2021 của Sở về Nâng cao Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và cấp huyện, thị xã, thành phố (DDCI) tỉnh Bình Thuận năm 2021. Tham mưu giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trên lĩnh vực ngành.

8. Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khôi phục lại hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện an toàn. 

9. Thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc 5 tế, liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 0
  • Hôm nay: 745
  • Trong tuần: 10 048
  • Tháng hiện tại: 35 298
  • Tổng lượt truy cập: 1512828
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang