Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) địa bàn tỉnh Bình Thuận
Lượt xem: 1143

Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP), ngày 25 tháng 02 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Kế hoạch số 531/KH-UBND triển khai thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP) trên địa bàn tỉnh.

Giống như các FTA khác, cơ hội mà Hiệp định RCEP mang lại cũng sẽ song hành cùng với khó khăn, thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, các cơ quan quản lý và người dân tại tỉnh Bình Thuận. Do đó, việc xây  dựng Kế hoạch giúp tỉnh chủ động trong việc tận dụng cơ hội cũng  hư đối phó với các thách thức đặt ra.

Nhằm cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đề ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện Hiệp định RCEP, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các sở, ngành, Hiệp hội, địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc sau đây:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP.

2. Xây dựng pháp luật, thể chế.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả của Hiệp định RCEP.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành. Trong đó, Sở Công Thương được giao thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định RCEP và các văn bản hướng dẫn thực hiện Hiệp định của các Bộ, ngành Trung ương cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như cơ quan quản lý cấp tỉnh và địa phương, các Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp, Hợp tác xã thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp.

- Chú trọng công tác tập huấn cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp về một số lĩnh vực như: Thuế, quy tắc xuất xứ, tiếp cận thị trường các nước tham gia Hiệp định RCEP, đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm của Chính phủ, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ...

- Cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước để các doanh nghiệp có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước tham gia Hiệp định RCEP, từ đó, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp của tỉnh hoạch định và có kế hoạch kinh doanh cụ thể cho thị trường trong và ngoài nước.

- Xây dựng Kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm, trong đó, tập trung xúc tiến các sản phẩm có lợi thế của tỉnh.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, cập nhật thông tin thị trường, sản phẩm; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, kết nối, mở rộng thị trường, tiếp cận các thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường nước ngoài.

- Phối hợp với Bộ, ngành phổ biến những quy định về rào cản thương mại đối với sản phẩm quả thanh long cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thanh long mang chỉ dẫn địa lý “Thanh long Bình Thuận” vào thị trường Nhật Bản.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết đầy đủ về các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

- Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển logistics nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và quốc tế; tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ, khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics.

Đính kèm chi tiết Kế hoạch số 531/KH-UBND 531cvub.signed.signed.pdf/.

                                                                                            Phòng Quản lý thương mại (Minh Xuân)

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang