Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”


Hiện nay, dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân đang diễn ra bằng nhiều hình thức thủ đoạn khác nhau, nhất là qua mạng xã  hội, các phần mềm trên điện thoại di động (App) đang phổ biến trong đời sống xã hội và công nhân lao động. Đây là giao dịch dân sự của cá nhân người lao động và tổ chức tín dụng nhưng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, uy tín của cơ quan, doanh nghiệp; có nhiều trường hợp người lao động không vay mượn, không bảo lãnh, thậm chí không hề quen biết người vay mượn tiền qua các ứng dụng cho vay tiền (App) nhưng lại bị các đối tượng đòi nợ “ khủng bố” bằng điện thoại, tín nhắn hoặc bị bôi xấu trên các trang mạng xã hội. Nguyên nhân xuất phát từ người thân, bạn bè đồng nghiệp đã tham gia vay tiền qua App hết sức đơn giản, người vay chỉ cần cung cấp thông tin chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại là có thể vay được tiền, nên nhiều người đã cung cấp thông tin cho đối tượng để vay tiền qua App tiêu xài, sau đó không trả dẫn đến đối tượng sử dụng thông tin về mối quan  hệ  của người vay để đòi nợ. Đây cũng là thủ đoạn mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để tác động, tuyên truyền, lôi kéo công nhân vào các hoạt động đình công, lãn công, biểu tình gây phức tạp về ANTT.

Ngày 28/9/2022, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đã ký Công văn số 5088/CAT-PA04 gửi Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Liên đoàn lao động tỉnh; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân.

Theo đó, để chủ động phòng ngừa, đấu tranh, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên  quan đến hoạt  động “tín dụng đen” trong công nhân đảm bảo TTATXH địa phương, các Sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp tổ chức công tác tuyên truyền cho các doanh nghiệp và công nhân, người lao động để đề phòng bị lôi kéo vào hoạt động “tín dụng đen”; không vay qua App không rõ nguồn gốc; không được nhân danh hoặc cung cấp số điện thoại cơ quan, doanh nghiệp, đồng nghiệp để vay tiền; khi bị các đối tượng gọi điện, nhắn tin “khủng bố” quấy nhiễu, đe dọa, bôi nhọ thì cách xử lý như sau:

(1) Giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đề cập. Đồng thời, hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình (nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn làm bằng chứng).

(2) Thông báo, hướng dẫn cách xử lý cho ngươi thân, bạn bè, đồng nghiệp của mình khi bị các đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin làm phiền với nội dung như trên.

(3) Trường hợp bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị “khủng bố” điện thoại, người dân có thể trình báo đến cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

(4) Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho đối tượng gọi điện đòi nợ như: thông tin về giấy tờ tùy thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…

Thanh Tâm - Thanh tra Sở
Tin khác
1 2 3 4 5  ...